Lương Tâm trong Nhân Linh

conscience

Các Vấn Đề Căn Bản, bài 31

Châm ngôn 8:4–8

Thành phần thứ ba của nhân linh được gọi là lương tâm. Theo sự hiểu biết thông thường của loài người, thì lương tâm có nghĩa là sự tốt lành, ngay thẳng ở trong lòng người để giúp người đó phân biệt giữa điều đúng với điều sai, thiện với ác.

Theo ý nghĩa của chữ gốc thì lương tâm là sự hiểu biết, ý thức chung với người khác về mặt đạo đức và phân biệt đúng sai. Vì vậy, “kẻ ác chạy trốn dù không ai đuổi theo; nhưng người công chính dũng mãnh như sư tử” (Châm-ngôn 28:1).

Sau rất nhiều cuộc nghiên cứu về lương tâm, người ta khám phá là nó không do con người tạo ra, mà do một quyền năng thiện hảo từ bên ngoài nhân loại đặt vào sự hiểu biết của con người.

Nếu nhớ lại lời Đức Chúa Trời phán về việc Ngài tạo nên loài người “giống như Ngài,” thì lương tâm hẳn phải do Ngài ban vào tâm linh con người vậy (Sáng-thế 1:26).

Lương tâm là một thực tế không thể bác bỏ. Bất cứ nền văn hóa nào cũng nói đến lương tâm. Từ điển định nghĩa:

Lương tâm là lòng thiện mà người ta sẵn có” (Hán Việt từ điển Nguyễn V Khôn tr.567);

Con người phải dựa theo một tiêu chuẩn để phân biệt điều gì là tốt, điều gì là xấu; người ta gọi tiêu chuẩn đó là ‘lương tâm” (Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh tr. 150).

Các triết gia lâu nay vẫn thảo luận về lương tâm bằng thứ ngôn ngữ trừu tượng, khó hiểu và xa vời; họ nói ‘lương tâm là sự ý thức về đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai,’ hoặc ‘lương tâm chỉ là vấn đề đức hạnh, lý trí, hoặc sự tự ý thức có tính đạo đức của con người cá thể.

Lương tâm là sự nhận thức hay ý thức toàn diện và phổ quát gồm hai yếu tố chủ quan và khách quan của một chủ thể.

Và ‘Lương tâm là thẩm quyền nội tại trong ta, hướng dẫn các tư tưởng và hành động của ta, nhưng lương tâm lại độc lập, chứ không phải chịu sự chi phối của ta.

Chữ lương tâm không có trong Kinh-thánh Cựu ước. Nó chỉ được nói đến qua thư của Phao-lô và Phierơ trong Tân ước.

Lương tâm của Phao-lô là chính trực: “Trong Đấng Christ tôi nói sự thật, không nói dối, lương tâm tôi cũng làm chứng cho tôi trong Đức Thánh Linh” (Rô-ma 9:1);

Điều làm cho chúng tôi hãnh diện, ấy là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng chúng tôi đã lấy sự đơn thành và chân thật từ Đức Chúa Trời mà cư xử trong thế gian nầy” (2Côrinhtô 1:12).

Theo tiếng Hán Việt, lương là sự ngay thẳng, thành thật, tốt lành, và chính đáng; tâm là lòng hay trái tim. Vậy lương tâm là lòng thành thật, ngay thẳng, chuộng điều đúng, ghét điều sai, yêu điều thiện, không chịu điều ác.

Đời xưa, khi Khổng Tử xem xét kinh nghiệm sống của người thế gian, thì ông kết luận: “Nhân chi sơ tính bản thiện.” Nghĩa là con người mới sinh ra thì tính tình vốn là tốt. Ý ông muốn nói là lương tâm biết phân biệt đúng sai, thiện ác thì có sẵn trong lòng người.

Nhưng lòng người trở nên xấu vì bị ảnh hưởng của xã hội mà người ta sống biến đổi họ. Ví dụ xưa kia Trung Hoa là một dân tộc có nền văn minh và đạo đức được lân bang nể vì qua mấy ngàn năm. Nhưng ngày nay họ là một dân tộc bị khinh bỉ khắp nơi vì thái độ vô đạo đức và cách hành xử sống sượng, thô bỉ.

Vào năm 2011 tại Sơn Đông, một bé gái bị xe cán qua ba lần, trong vòng bảy phút có mười bảy người đi ngang qua thấy em bị thương nằm trên đường nhưng đều làm ngơ, tới người đàn ông thứ mười tám đi tới thấy vậy mới chạy đến ẵm đứa trẻ lên đưa đi cấp cứu. Người Việt của chế độ mới thì khỏi nói, đi tới đâu cũng nổi tiếng gian lận và trộm cắp.

Nếu người thời bây giờ chẳng còn biết phân biệt phải hay trái, đúng hay sai, thì thực tế đó cho thấy lương tâm của người ta bị thay đổi, không đồng nhất ở mọi nơi hay mọi thời đại.

Nếu đã biết rằng lương tâm là một thành phần trong tâm linh có chức năng giúp cho linh hồn người biết phân biệt phải, trái, đúng, sai để lên tiếng ngăn chận, cáo trách khi dục vọng hay ý chí dự định làm điều sai trật, hoặc chỉ dẫn cho ý chí làm điều phải và đúng theo đạo đức của Tạo-hoá đã đặt vào lòng người, thì sự biến thể của loại lương tâm bị gọi là ‘chai lì’ (1Timôthê 4:2), hay ‘chối bỏ lương tâm trong sáng mà đức tin bị sụp đổ’ (1Timôthê 1:19), phải có một yếu tố nào ẩn náu bên trong, tác động và khiến lương tâm bị biến đổi; đạo đức vốn ở trong nó bây giờ không còn ảnh hưởng gì trên nó nữa.

Ví dụ như thủ phạm gây ra suy bại về đạo đức của xã hội Hoa-kỳ trong vài thập niên vừa qua là thứ văn hóa cổ võ cho lối sống hưởng thụ lạc thú xác thịt, khinh thường và loại trừ sinh mạng của các thai nhi. Loại chủ nghĩa vô đạo đức ấy bắt nguồn từ cái rễ gian ác của các thế hệ dâm loạn sinh ra sau hai cuộc chiến tranh thế giới và Đông Dương.

Lương tâm trong nhân linh của những người chưa nhận ánh sáng sự sống từ trời, đã bị dục vọng trong hồn nhốt lại và làm cho mù lòa, không còn khả năng chỉ dẫn cho ý chí và trí tuệ của người nữa.

Vì lương tâm là thành phần có chức năng thức tỉnh những tâm hồn có hành động hay ý định sai trật, cho nên kẻ thù của linh hồn phải chiếm lấy lương tâm ấy bằng mọi cách hữu hiệu nhất để lương tâm đó phải bị mù lòa, không thể thấy ánh sáng chân lý.

Satan không cần hành động trên từng cá nhân; hắn nuôi dưỡng gốc rễ gian ác trong lòng người bằng văn hóa đồi truỵ và các chủ thuyết chiều chuộng sự thoả mãn dục vọng về khoái lạc xác thịt. Hắn chỉ cần làm chủ hệ thống truyền thông, kỹ nghệ giải trí và thể thao cổ xúy bạo lực là đủ để bịt mắt lương tâm.

Không chỗ nào thích hợp cho gốc rễ gian ác hơn lương tâm cả. Vì chỉ có gốc rễ gian ác mới dập tắt được ý thức đạo đức của lương tâm.

Nghĩa là tính gian ác tập luyện cho lương tâm chai lì dần đối với các vấn đề vô luân và vô đạo đức. Khi nhiều thế hệ nối tiếp nhau hành xử đồi bại thì không biện pháp nào của loài người có thể chữa trị;

Ví dụ như sự bại hoại quá mức của thành Sodom và Gomorrah vào thời Áp-ra-ham. Vì thế, satan lợi dụng tính gian ác di truyền trong lòng người từ án lệnh bị rủa sả của dòng dõi tổ phụ phạm tội qua nhiều thế hệ, kích hoạt nó, khiến cho nó gây tê liệt trên lương tâm.

Mà nếu lương tâm không còn lên tiếng cáo trách điều vô đạo đức thì không tội ác nào người ta không dám phạm. Vì không còn ranh giới giữa thiện với ác.

Các nhóm thánh chiến hồi-giáo nổi tiếng là vô cùng tàn bạo vào độc ác. Lương tâm của loại người nầy tin rằng các hành động giết chóc một cách tàn bạo những kẻ thù hoặc nạn nhân không theo hồi giáo, thì được tôn vinh là hành động anh hùng và chính đáng.

Trong khi đó, họ cũng thù ghét sự thờ hình tượng và các hình thức khiêu dâm từ đàn bà, mặc dù họ rất dâm loạn, dối trá và gian xảo vào hạng thượng thừa trên thế giới.

Lương tâm của họ khác hẳn cách hiểu thông thường của nhân loại. Như thế, rễ gian ác đã ăn sâu trong lương tâm của những người nầy, khiến họ mù lòa về sự phải, trái, đúng, sai. Nhờ hiểu được động lực thúc đẩy các hành động ác độc, qủy quyệt và gian xảo của con người, chúng ta mới biết nơi trú ẩn kín đáo của tính gian ác trong người đời chính là lương tâm của những tâm linh chưa được biến đổi bởi quyền năng của Tin Lành.

Sự bất lương từ tính gian ác, trong các lương tâm bị méo mó vì chiều theo sự thúc đẩy của nó, đã mở đường cho tính gian ác làm chủ cả phần hồn; từ đó, lý trí, ý chí và cảm xúc của hồn người trở thành phương tiện cho tính gian ác sử dụng.

Nó trói buộc hoạt động của phần khôn ngoan và hiệp thông trong tâm linh những người theo đạo. Vì thế, rất nhiều giáo đồ dù trung tín đi nhà thờ, nhưng vẫn sống một cách thù nghịch với thập tự giá của Đấng Christ (Phi-líp 3:18).

Đó là lý do khiến cho nhiều anh chị em chưa từng nghe tiếng Đức Thánh Linh chuyện trò hay chỉ dẫn đời sống mình. Hãy biết rằng ai đã được quyền phép của Đức Thánh Linh tái sinh rồi, thì đều có khả năng nghe được tiếng nói của Ngài hướng dẫn họ sống đạo đầy hiệu quả.

Lương tâm vốn là thành phần thiện lành được tạo thành trong tâm linh loài người; nhưng khi nó bị chiếm hữu bởi tính gian ác di truyền từ các thế hệ tổ phụ, rồi bị nắn đúc do ảnh hưởng trụy lạc của môi trường sống mà ma quỷ đang làm chủ, thì lương tâm của các thế hệ ấy không còn là niềm hi vọng về đạo đức có khả năng cải hóa xã hội, mà là các nhân tố làm cho cuộc sống nhiễu nhương và vô đạo đức hơn.

Tính gian ác là gốc rễ của mọi điều xấu xa trên thế giới. Nó xuất phát từ sự kiêu căng, tự mãn của satan, khi hắn thấy mình quá đẹp và có địa vị quá cao trọng bên cạnh Ngai Đức Chúa Trời. Biết nhược điểm của lương tâm, chúng ta mới nhổ bỏ được gốc gian ác.

VanDeCanBan31.docx
Rev. Dr. CTB